Amazfit ra mắt đồng hồ thông minh Active Edge
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký quyết định phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Nguyễn Văn Được, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Thủ tướng cũng phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch UBND TP.HCM đối với ông Phan Văn Mãi để nhận nhiệm vụ mới. Cả 2 quyết định trên được Thủ tướng ký ngày 28.2.Trước đó, ngày 20.2, tại kỳ họp lần thứ 21, HĐND TP.HCM bỏ phiếu bầu ông Nguyễn Văn Được, Phó bí thư Thành ủy TP.HCM giữ chức Chủ tịch UBND TP.HCM nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 83/84 phiếu bầu.Ông Nguyễn Văn Được làm Chủ tịch UBND TP.HCM thay thế ông Phan Văn Mãi vừa được bầu làm Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội từ ngày 18.2.Hiện Thường trực UBND TP.HCM gồm ông Nguyễn Văn Được (Chủ tịch) và 5 phó chủ tịch là các ông, bà: Dương Ngọc Hải (thường trực), Võ Văn Hoan, Nguyễn Văn Dũng, Bùi Xuân Cường và Trần Thị Diệu Thúy.Ông Nguyễn Văn Được, 57 tuổi, quê H.Bến Lức, tỉnh Long An, trình độ thạc sĩ địa chất học, cử nhân địa chất, cao cấp lý luận chính trị. Ông là cán bộ trưởng thành từ cơ sở trong lĩnh vực đất đai, từng giữ chức Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Long An, Bí thư Huyện ủy Tân Thạnh, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Long An.Tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XI diễn ra tháng 10.2020, ông Được giữ chức Bí thư Tỉnh ủy, rồi được bầu vào Trung ương Đảng từ tháng 1.2021. Đến tháng 2.2025, Bộ Chính trị phân công ông Được giữ chức Phó bí thư Thành ủy TP.HCM.Người Việt mua sắm xe máy đa phần chọn xe Honda
Ngày 6.2, Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Nông đã chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm củng cố và hoàn thiện hồ sơ về vụ chặt phá rừng ở khu vực tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp (H.Tuy Đức, Đắk Nông) để bàn giao cho cơ quan công an điều tra xử lý theo quy định của pháp luật. Theo báo cáo, ngày 20.1, Sở NN-PTNT nhận được báo cáo của Chi cục Kiểm lâm về việc phát hiện vụ khai thác rừng trái pháp luật dọc tuyến đường tuần tra biên giới khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp.Trước đó, ngày 16.1, Đội kiểm lâm cơ động và PCCR phối hợp Hạt Kiểm lâm liên H.Tuy Đức và H.Đắk R'lấp kiểm tra tại khu vực Đồn Biên phòng Bu Cháp thì phát hiện 1 xe máy cày độ chế đang vận chuyển lâm sản do anh Y Ngai Niê (19 tuổi, trú tại xã Ea M'DRóh, H.Cư M'gar, Đắk Lắk) điều khiển. Tại thời điểm kiểm tra, người này không xuất trình được hồ sơ hợp pháp với số lượng lâm sản đang vận chuyển. Lực lượng chức năng đã lập hồ sơ, đưa tang vật về Trạm kiểm lâm (xã Quảng Trực) để xử lý theo pháp luật. Qua đo đếm, lực lượng chức năng xác định lâm sản vận chuyển trên xe cày, gồm: 0,757 m3 và 4 Ster củi; Chủng loại SP, nhóm VII. Mở rộng hiện trường, lực lượng chức năng phát hiện nhiều gốc cây bị cắt hạ, cắt khúc, xếp thành đống; xác định có 569 gốc cây với đường kính 12 - 52 cm bị cắt hạ thuộc lâm phần Ban Quản lý rừng phòng hộ Vành đai biên giới quản lý. Khối lượng lâm sản còn sót lại, gồm: 32,623 m3 gỗ và 30,634 Ster củi (chủng loại Phượng rừng, Bồm bộp, Chò xót,… từ nhóm V - VII). Chi cục Kiểm lâm nhận thấy vụ việc có dấu hiệu tội phạm đã đề nghị Công an tỉnh Đắk Nông phối hợp điều tra, xử lý vụ phá rừng này. Hiện, lực lượng công an và kiểm lâm đã thực hiện lấy lời khai đối với 7 người liên quan đến vụ việc. Sở NT-PTNT Đắk Nông đã đề nghị Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh hỗ trợ, phối hợp lực lượng bảo vệ hiện trường, phục vụ công tác điều tra. Đồng thời, đề nghị Công an tỉnh Đắk Nông đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm vụ việc theo quy định pháp luật.
Gói thầu mua bồn nước ở Quảng Trị: Phòng Dân tộc H.Hướng Hóa báo cáo gì?
Nghị định 168/2024/NĐ-CP (Nghị định 168) chính thức có hiệu lực từ ngày 1.1.2025, gây ra nhiều ý kiến trái chiều, nhất là những người thường xuyên điều khiển phương tiện giao thông. Với mức xử phạt tăng cao so với Nghị định 100/2019/NĐ-CP (Nghị định 100), vi phạm giao thông trở thành mối lo ngại lớn. Mặc dù mức xử phạt đã tăng cao, vẫn có rất nhiều người thường xuyên mắc phải những lỗi vi phạm giao thông khiến bản thân phải trả giá đắt. Một trong những lỗi vi phạm giao thông phổ biến, dễ gặp trong dịp Tết là lỗi nồng độ cồn với mức phạt lên đến 40 triệu đồng đối với người điều khiển ô tô, 10 triệu đồng đối với người điều khiển mô-tô, xe máy.Ngoài ra, vẫn có một số lỗi vi phạm giao thông khác như sử dụng mô-tô, xe máy chở hàng hoá quá khổ, sử dụng xe máy leo vỉa hè và vượt đèn đỏ,... Đây đều là những lỗi dễ mắc phải nếu bất cẩn và chủ quan trọng quá trình tham gia giao thông. Để đảm bảo an toàn trong dịp Tết này, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ quy định luật An toàn giao thông.
Phát ngôn của hai bên được đưa ra sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi Moscow tha cho "hàng nghìn" binh sĩ Ukraine bị mắc kẹt trong khu vực.Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, tất cả các thông tin về việc bao vây "đều là giả và do Nga tạo ra để thao túng chính trị", nhằm "gây áp lực" lên Kyiv và các đồng minh phương Tây. Tuyên bố này không đề cập trực tiếp đến ông Trump hay Mỹ.Quân đội Ukraine khẳng định lực lượng nước này vẫn đang tiếp tục chiến đấu tại khu vực sau khi đã tổ chức lại đội hình. Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích quân sự cho hay nhiều binh sĩ Ukraine ở Kursk gần như bị cắt đứt đường lui sau nhiều bước tiến nhanh chóng của quân Nga tại đây.Hôm 14.3, ông Trump trong một bài đăng trên mạng Truth Social cho biết "hàng nghìn binh sĩ Ukraine đã bị quân đội Nga bao vây hoàn toàn và đang ở trong tình thế rất nguy hiểm". Tổng thống Mỹ viết: "Tôi mạnh mẽ đề nghị Tổng thống Putin tha mạng cho họ".Tổng thống Putin sau đó bày tỏ "thông cảm" với lời kêu gọi của Tổng thống Trump. Ông kêu gọi Kyiv ra lệnh cho các binh sĩ nước này ở Kursk buông vũ khí quy hàng, và hứa sẽ bảo toàn tính mạng và đối xử nhân đạo với họ.Một ngày trước cuộc gặp, Tổng thống Putin đã đến thăm vùng Kursk và được nghe báo cáo về tình hình thực địa từ Tổng tham mưu trưởng Nga, Đại tướng Valery Gerasimov.Theo tướng Gerasimov, tính đến tối 12.3, lực lượng Nga giành lại được 86% lãnh thổ đã mất vào tay Ukraine hồi tháng 8.2024. Ông nói các đơn vị Ukraine còn lại trong khu vực phần lớn đã bị "bao vây" và "cô lập".
Biển đảo Tây Nam: Nam Du đẹp quá !
Tại báo cáo nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật quốc tế về xử lý hình sự đối với tội phạm rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng công bố mới đây, nhóm nghiên cứu do Bộ Tư pháp tuyển chọn đề cập đến một số hạn chế trong công tác kiểm soát tài sản, thu nhập.Theo đánh giá, luật Phòng, chống tham nhũng đã quy định cụ thể về việc kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn, gồm: đối tượng thuộc diện kê khai, quyền và nghĩa vụ của người có nghĩa vụ kê khai, tài sản và thu nhập phải kê khai, xử lý vi phạm khi kê khai không trung thực… Đây là những tiền đề quan trọng để xác định phạm vi tài sản tham nhũng.Tuy nhiên, để kiểm soát được nguồn gốc tài sản, nhóm nghiên cứu cho rằng, chỉ kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị là chưa đủ. Điều này cần thực hiện với mọi người dân, bằng nhiều nhiều biện pháp khác nhau: cơ chế thanh toán không dùng tiền mặt, cơ chế nộp và quản lý thuế, cơ chế đăng ký tài sản có giá trị...Nhóm nghiên cứu nhận định việc không có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát tài sản, thu nhập của mọi người dân, đặc biệt là những người thân trong gia đình của người có chức vụ, quyền hạn sẽ dẫn tới nguy cơ thất thoát khối lượng lớn tiền, tài sản.Thực tế từ các vụ án tham nhũng, kinh tế thời gian qua, tình trạng quan chức, cán bộ nhận tiền "không trong sáng" thông qua người thân không phải là hiếm. Mới đây nhất là cựu Phó vụ trưởng Vụ thị trường trong nước (Bộ Công thương) Nguyễn Lộc An nhận hối lộ 14 tỉ đồng từ 2 doanh nghiệp xăng dầu, đều bằng tài khoản ngân hàng của vợ. Rồi như vụ án AVG - MobiFone, sau khi nhận hối lộ 3 triệu USD, cựu Bộ trưởng Bộ TT-TT Nguyễn Bắc Son đưa toàn bộ cho con gái, dặn không được gửi tiết kiệm, còn đầu tư vào đâu thì tùy.Những ví dụ nêu trên cho thấy việc kiểm soát tài sản đối với người thân của người có chức vụ, quyền hạn là một giải pháp đáng để nghiên cứu nhằm nâng cao hiệu quả phòng, chống tham nhũng nói chung và hành vi rửa tiền có nguồn gốc từ tham nhũng nói riêng.Tuy vậy, giải pháp này liệu có khả thi? Phó chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Nguyễn Mạnh Cường từng trao đổi với Thanh Niên rằng, trong một gia đình, người con không thể biết hết bố mẹ có tài sản gì, bố mẹ có quyền của họ, không thể yêu cầu "bố mẹ ơi có bao nhiêu tài sản đưa ra đây để con kê khai". Ngược lại, bố mẹ vợ hay anh chị em cũng vậy. Do đó, việc mở rộng phạm vi xác minh chỉ phù hợp khi chứng minh được cán bộ, công chức có hành vi tham nhũng, nguồn gốc tài sản của người thân có liên quan đến sai phạm.Vẫn theo nhóm nghiên cứu, khi phát hiện cán bộ, công chức kê khai không trung thực tài sản, thu nhập của mình, pháp luật hiện hành đã có quy định để xử lý đối với cán bộ, công chức đó. Thế nhưng, với số tài sản, thu nhập đã bị phát hiện là kê khai không trung thực, pháp luật về phòng, chống tham nhũng lại chưa có quy định để xử lý.Đây chính là nguy cơ dẫn đến thất thoát một khối lượng lớn tài sản tham nhũng hoặc tài sản có nguồn gốc bất hợp pháp, biến những khối tài sản "bẩn" thành tài sản "sạch" thông qua các hoạt động rửa tiền.TS Đinh Văn Minh, nguyên Vụ trưởng Vụ pháp chế, Thanh tra Chính phủ, cũng nhận định rằng, theo quy định hiện hành, trường hợp bị phát hiện kê khai tài sản, thu nhập không trung thực thì mới dừng ở mức xử lý kỷ luật, còn tài sản che giấu được xử lý ra sao vẫn là câu chuyện bàn cãi.Theo ông Minh, thực tế trên là một phần nguyên nhân khiến người thuộc diện kê khai mất đi tính trung thực, tạo ra độ nhờn, cùng lắm là mất chức, tiền thì vẫn còn đó. "Mà nói thật, hiện nay người ta sợ mất tiền hơn là mất chức, bởi có mất chức mà vẫn còn tiền thì vẫn chả sao", ông Minh nói.Từ những phân tích đã chỉ ra, nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp kiến nghị nghiên cứu sửa đổi, bổ sung quy định tại luật Phòng, chống tham nhũng về việc xử lý đối với tài sản, thu nhập không giải trình được nguồn gốc trong trường hợp kê khai tài sản, thu nhập không trung thực hoặc giải trình nguồn gốc tài sản, thu nhập tăng thêm không trung thực.Đồng thời, nghiên cứu bổ sung quy định vào luật Phòng, chống rửa tiền cơ chế cho phép các đối tượng báo cáo áp dụng sớm biện pháp tạm thời như phong tỏa tài khoản, niêm phong hoặc tạm giữ tài sản.Cạnh đó là xây dựng và thực thi có hiệu quả các cơ chế, thiết chế để đảm bảo việc kiểm soát tài sản được thực hiện một cách đồng bộ, rộng khắp. Ví dụ như đăng ký tài sản, giao dịch; kê khai và kiểm soát tài sản, thu nhập; hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt…Nhóm nghiên cứu của Bộ Tư pháp cũng cho rằng, việc nghiên cứu hình sự hóa hành vi làm giàu bất hợp pháp trong thời gian tới là hết sức cần thiết. Bởi hiện nay nhiều quốc gia đã quy định về hành vi làm giàu bất chính, điển hình như Argentina, Zambia, Trung Quốc, Hàn Quốc, Brunei, Singapore…Ngoài ra, để có thể thu hồi tài sản một cách hiệu quả, cần có những bước đi mang tính đột phá, mà một trong những biện pháp được pháp luật của nhiều quốc gia ghi nhận gần đây là việc thu hồi tài sản không qua kết tội. Ưu điểm của hình thức này là vẫn có thể tiến hành tịch thu tài sản ngay cả khi người phạm tội chưa bị hoặc không bị kết án.